Trong văn hóa Chó

Một miếu thờ chó ở miền Bắc Việt Nam

Trong văn hóa tâm linh của một số dân tộc, chó là con vật thân thiết gắn bó thủy chung với người chủ nói riêng và con người nói chung, những đặc tính của chó được tôn vinh, thậm chí có nơi chó được thờ cúng tại các đền thờ, miếu mạo.[23] Theo một nhà dân tộc học người Nga, tục thờ chó khá phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới, và có ở hầu khắp thần thoại các dân tộc ở Đông Nam Á lục địa. Ban đầu tục này xuất phát từ các dân tộc chăn nuôi gia súc khu vực Tây Nam Á, với vai trò canh giữ đàn gia súc. Sau đó có thể người Ấn–Âu từ thời đồng thau đã mang vào Đông Á truyền thống chăn nuôi cùng với tín ngưỡng thờ chó. Trong thần thoại vùng Địa Trung Hải và Cận Đông, hình tượng chó, kẻ canh giữ gia súc đã sớm chuyển thành kẻ canh giữ thế giới âm phủ.[24]

Văn hóa về chó trong nghệ thuật đã có niên đại hàng ngàn năm khi chó được vẽ tại tường trong các hang động. Việc miêu tả chó trở nên tinh vi hơn khi nhiều giống được phát triển và quan hệ giữa người và chó phát triển. Những cảnh đi săn phổ biến trong thời Trung CổPhục Hưng. Chó được phác họa để biểu tượng cho sự dẫn dắt, bảo vệ, lòng trung thành, trung tín,, tin tưởng, quan tâm và yêu thương.[25]